Vai trò của giảng viên trong giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên ở trường đại học

83
09/07/2024

TS. Đào Hải, ThS. Nguyễn Toàn Định – Trường Đại học Hoà Bình

Tóm tắt:

 Văn hóa là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của mỗi con người. Trong các nhà trường,văn hóa học đường (VHHĐ) là nền tảng để thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục, đápứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục và xu thế hội nhập quốc tế. Xâydựng VHHĐ là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thời gian qua, VHHĐ tại mộtsố cơ sở đào tạo còn có biểu hiện xuống cấp; nội dung, hình thức giáo dục còn chưa phùhợp; vai trò “Dạy chữ”, “Dạy người” của giảng viên (GV) chưa được phát huy… dẫn đếnnhững hành vi lệch chuẩn trong học hành, thi cử, trong lời nói và hành vi ứng xử; tình trạnglối sống vô cảm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, thầy cô, bạn bè vẫn cònxảy ra… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, mà còn gây tổn hại đếnmôi trường học đường, đặc biệt là ở trường đại học. Nghiên cứu này được thực hiện nhằmphân tích thực trạng VHHĐ và vai trò của GV trong giáo dục VHHĐ ở một số trường đạihọc, từ đó, khuyến nghị giải pháp nâng cao vai trò của GV trong giáo dục VHHĐ cho sinhviên (SV) ở trường đại học. Thông qua phương pháp nghiên cứu lý luận và định lượng vớimẫu nghiên cứu gồm 178 GV và 1.116 SV ở 6 trường đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấycó 31,5% GV cho rằng nguyên nhân của thực trạng trên là do thầy (cô) ít quan tâm đếnviệc giáo dục VHHĐ cho SV và có 100% GV, cùng với 97,5% SV cho rằng việc giáo dụcVHHĐ ở trường đại học hiện nay là cần thiết và rất cần thiết

Xem file

Từ khóa: Giảng viên, văn hoá học đường