Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Trường Đại học Hòa Bình

63
30/06/2022

PGS.TS. Nguyễn Thị Thịnh1, ThS. Nguyễn Văn Thúy1, ThS. Đào Văn Kiên2 – 1Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Hòa Bình; 2Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học, Trường Đại học Hòa Bình

Tóm tắt:

Thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 217 sinh viên gồm 78 nam và 139 nữ đang theo học năm thứ nhất các ngành thuộc khối ngành Sức khỏe (Điều dưỡng, Dược, Y học cổ truyền), khối ngành Kỹ thuật (Công nghệ thông tin, Mỹ thuật công nghiệp, Kiến trúc – Xây dựng) và khối ngành Kinh tế (Quản trị du lịch, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng) trình độ đại học tại Trường Đại học Hòa Bình. Dựa trên bộ công cụ phát vấn gồm 4 nhóm nội dung: thông tin chung; mức độ kiến thức; thái độ và thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết (SXH) Dengu. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh sốt xuất huyết của sinh viên Trường Đại học Hòa Bình là tương đối khá, cụ thể như sau:

      Có trên 90% sinh viên đạt kiến thức về nguyên nhân, loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và 62,5% trả lời đúng là do muỗi cái đốt.

      Trên 70% sinh viên biết, chấp nhận và tham gia các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết là phun thuốc diệt muỗi, vệ sinh nhà cửa, phát quang bụi rậm… 64,5% biết thả cá diệt bọ gậy.

     Tuy nhiên, chỉ có 3,6% (8 người) sinh viên trả lời đúng muỗi đốt gây sốt xuất huyết là vào thời điểm ban ngày; chỉ có 9,8% sinh viên chấp nhận và thực hiện biện pháp ngủ màn ban ngày; 31,3 % sinh viên biết xử trí đúng khi bị sốt là chườm mát; 8,3% sinh viên không biết xử trí khi bị sốt.

Xem file

Từ khóa: Kiến thức, thái độ, thực hành, sinh viên, sốt xuất huyết