Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu: Thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam

47
05/06/2024

TS. Nguyễn Thanh Lý1, TS. Trần Thị Hải An2 – 1Học viện Khoa học xã hội; 2Học viện Kỹ thuật Quân sự

Tóm tắt:

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia và ký kết nhiều hiệp định thương mại, đầu tư song phương, đa phương với các đối tác. Quan hệ thương mại quốc tế ngày càng phổ biến thì tranh chấp giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng ngày càng nhiều. Những tranh chấp này, thông thường, được giải quyết theo quy chế trọng tài vụ việc. Với Hiệp định EVIPA, EU đã hiện thực hóa ý tưởng bảo vệ nhà đầu tư với một mô hình giải quyết tranh chấp khác biệt, đó là, xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư thường trực thay cho cơ chế theo vụ việc. Bài viết này làm rõ những nội dung cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong EVIPA, từ đó, đánh giá những thuận lợi và thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt khi EVIPA được áp dụng trong thực tiễn.

Xem file

Từ khóa: Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, EVIPA, giải quyếttranh chấp, nhà đầu tư nước ngoài