Vấn đề đặt ra đối với tín dụng chính sách xã hội và khuyến nghị

11
30/03/2025

PGS.TS. Tô Ngọc Hưng – Trường Đại học Hòa Bình

Tóm tắt:

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2021) đã nêu rõ quan điểm phát triển là “quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số”. Công tác tín dụng chính sách xã hội thực hiện theo Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước trong mục tiêu giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Từ khi có Chỉ thị số 40CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, tín dụng chính sách đã nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống, đạt hiệu quả tích cực đối với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm sự phát triển hài hòa, ổn định, bền vững cho xã hội. Những biến đổi phức tạp, khó lường của bối cảnh quốc tế và trong nước sẽ tiếp tục đặt ra nhiều thách thức đối với việc triển khai tín dụng chính sách xã hội thời gian tới và đòi hỏi cần có những giải pháp mới phù hợp.

Xem file

Từ khóa: Tín dụng chính sách xã hội, giảm nghèo.