Toạ đàm: “Trao đổi về phát triển nhóm nghiên cứu và kinh nghiệm công bố bài báo trên tạp chí trong nước, quốc tế tại Trường Đại Học Hòa Bình”

87
16/11/2023

Với mục tiêu xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu (NNC) tại Trường Đại học Hòa Bình (ĐHHB) nhằm quy tụ các nhà khoa học có cùng hướng nghiên cứu triển khai các chương trình, đề tài, dự án mang tính liên ngành, dài hạn, tiên phong, đột phá và trao đổi kinh nghiệm ng bố, đăng tải bài viết trên các tạp chí khoa học; đồng thời, hướng tới chào mừng Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng ngày 16/11/2023, Trường ĐHHB tổ chức Tọa đàm “Trao đổi về phát triển nhóm nghiên cứu và kinh nghiệm ng bố bài báo trên tạp chí trong nước, quốc tế tại Trường Đại học Hòa Bình”.

Tham dự buổi tọa đàm, có: Chủ tịch Hội đồng Trường; Ban Giám hiệu; lãnh đạo các Khoa, Phòng, Viện, Trung tâm và toàn bộ giảng viên trong Trường (không có giờ lên lớp).

Phát biểu Đề dẫn tọa đàm, TS. Lê Thị Phương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học nêu rõ mục tiêu của tọa đàm nhằm chỉ ra những tiêu chí, mô hình của NNC, vai trò của NNC trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và tiềm lực khoa học ng nghệ của đơn vị, nghiên cứu các nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả hoạt động của NNC; đánh giá thực trạng xây dựng các NNC trong Trường Đại học Hòa Bình hiện nay, xác định nguyên nhân của các tồn tại hạn chế, đề xuất các mô hình, cơ chế hoạt động mới, các chính sách để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho các NNC phát triển nhanh và mạnh, nhằm tạo ra những đột phá về chất lượng NCKH cho Trường ĐHHB. Bên cạnh đó, tọa đàm tập trung chia sẻ kinh nghiệm ng bố bài báo trên tạp chí trong nước, quốc tế gồm: kinh nghiệm lựa chọn ý tưởng của bài báo, kinh nghiệm xây dựng cấu trúc bài báo, kinh nghiệm viết từng phần bài báo, kỹ năng viết bài báo, quy trình viết một bài báo khoa học.Đã có 10 tham luận được các đại biểu chuẩn bị nội dung và trình bày tại Toạ đàm. Cũng tại đây, một số đại biểu trao đổi thêm các ý kiến trên cơ sở bám sát chủ đề buổi Toạ đàm, tạo ra không khí sôi nổi, hào hứng và góp phần nâng cao hiệu quả cho buổi Tọa đàm.

 

Phần thứ nhất của Tọa đàm, các đại biểu tập trung trao đổi về phát triển nhóm nghiên cứu tại Trường ĐHHB. Nhìn chung, cả 04 tham luận đều nêu rõ sự cần thiết của việc thành lập NNC đối với các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và Trường ĐHHB nói riêng: NNC là môi trường khoa học thuận lợi nhất để các nhà khoa học trao đổi học thuật, tập hợp lực lượng và cùng nhau tiếp cận, giải quyết các vấn đề mới của khoa học. NNC có thể thu hút các nhà khoa học có chuyên môn gần để phát triển môi trường học thuật chuyên sâu, hoặc thu hút các nhà khoa học của nhiều ngành khác nhau để tập trung trí tuệ và sức lực giải quyết một vấn đề có tính liên ngành. Có thể nói, các NNC chính là các tế bào sống của hoạt động khoa học, và thậm chí của cả hoạt động đào tạo trong các trường đại học; vì chỉ có xây dựng được các NNC mạnh mới triển khai được các hoạt động nghiên cứu mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học đỉnh cao của ngành và những nhiệm vụ khoa học ng nghệ quan trọng của đất nước.

GS.TS Đào Văn Đông, Phó Hiệu trưởng trình bày tham luận tại Toạ đàm

 

PGS.TS Phan Túy, Trưởng Khoa Dược trình bày tham luận tại Toạ đàm

 

Phần thứ hai của Tọa đàm gồm 06 tham luận chia sẻ kinh nghiệm ng bố bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế, từ cách lựa chọn ý tưởng, phương pháp nghiên cứu, xử lý số liệu, khảo sát, đến việc trình bày kết quả nghiên cứu, bàn luận và trích dẫn tài liệu tham khảo cho bài báo. Ngoài các kinh nghiệm chung, một số tham luận còn chia sẻ cụ thể về kỹ năng viết bài báo khoa học khối ngành Sức khỏe hoặc kinh nghiệm viết bài báo khoa học về lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng; hoặc hướng dẫn cụ thể về kinh nghiệm gửi bài báo cho một số tạp chí uy tín quốc tế. Đây là những trao đổi đầy tâm huyết và nhiệt tình của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã có nhiều kinh nghiệm, vì vậy, rất có ý nghĩa đối với Tọa đàm, nhất là với các giảng viên trẻ chưa có bề dày nghiên cứu và ng bố khoa học.

Phần tiếp theo, các đại biểu tham gia Toạ đàm đã tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học tại Trường.

Phát biểu chia sẻ với Tọa đàm, TS. Nguyễn Văn Ngữ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường thể hiện sự nhất trí với các trao đổi của đại biểu tham gia Tọa đàm và khẳng định việc xây dựng, phát triển NNC tại Trường là nhiệm vụ cần thiết, là chủ trương được Hội đồng Trường và Đảng ủy Trường rất quan tâm, ủng hộ; đồng thời, khuyến khích cán bộ, giảng viên Nhà trường mạnh dạn đưa ra các hướng nghiên cứu và mong muốn Trường ĐHHB sẽ đẩy mạnh tinh thần nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, phát triển môi trường nghiên cứu thuận lợi cho CBGV trong Trường, cũng như thu hút được các nhà khoa học ngoài Trường tham gia cộng tác.

TS. Nguyễn Văn Ngữ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường trao đổi ý kiến tại Tọa đàm

 

Trên cơ sở các trao đổi của đại biểu, NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, Hiệu trưởng Nhà trường đã tổng kết và thống nhất các nội dung sau đây:

NGND. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, Hiệu trưởng Nhà trường trình bày kết luận Tọa đàm

Một là, đào tạo và nghiên cứu khoa học là 2 nội dung quan trọng trong hoạt động của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, và việc xây dựng và phát triển các NNC, NNC mạnh là xu thế tất yếu của các cơ sở giáo dục đại học. Trường ĐHHB cần khẩn trương xây dựng các NNC để góp phần quy tụ các nhà khoa học có cùng hướng nghiên cứu triển khai các chương trình, đề tài, dự án mang tính liên ngành, dài hạn, tiên phong và đột phá.

Hai là, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, phát triển NNC, trong đó, yếu tố quyết định sự thành ng của NNC chính là phải tập hợp được những cán bộ, nhà khoa học có năng lực nghiên cứu tốt trong NNC, có niềm say mê nghiên cứu khoa học; đặc biệt trưởng nhóm phải là người có uy tín, biết tập hợp và lan tỏa để gắn kết mọi người trong nhóm, dẫn dắt, chia sẻ, khơi dậy tiềm năng của các thành viên. NNC phải xác định và hình thành được hướng nghiên cứu hiện đại, có tầm ảnh hưởng trong khoa học. Kinh nghiệm cho thấy, chọn hướng đi đúng để tập hợp và xây dựng NNC có vai trò quan trọng để phát triển một NNC mạnh. Bên cạnh đó, NNC phải có định hướng nghiên cứu riêng độc đáo, cách tiếp cận mới của riêng mình. Có như vậy, NNC mới khẳng định được trong cộng đồng khoa học và phát triển bền vững.

Ba là, đầu tư cho các NNC là sự đầu tư trúng, đúng và hiệu quả trong các trường đại học. Trong bối cảnh cần đẩy nhanh các ng bố quốc tế cũng như tăng nhanh các sáng chế, sản phẩm khoa học ng nghệ trong trường đại học, thì việc quan tâm đầu tư bổ sung nhân lực, cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại và điều kiện làm việc cho các NNC mạnh là nhân tố có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để thúc đẩy sự thành ng của hoạt động khoa học ng nghệ cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Bốn là, phải có thiết lập và xây dựng được những mối quan hệ hợp tác mạnh (trong và ngoài nước). Vì chỉ có phát huy tốt các quan hệ hợp tác với các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước, các NNC mới có thể phát huy được thế mạnh của các nghiên cứu liên ngành, hội nhập và tiếp cận trình độ, chuẩn mực quốc tế.

Năm là, để tăng cường các ng bố trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, CBGV, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học cần thường xuyên trau dồi kiến thức, nuôi dưỡng các ý tưởng khoa học, say mê nghiên cứu và cần mẫn làm việc; đồng thời, tuân thủ các quy định của tạp chí, trong đó, có vấn đề đảm bảo tính liêm chính học thuật và trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.

Qua việc trao đổi cởi mở, tâm huyết và chân thành của các đại biểu, Tọa đàm đã bám sát các chủ đề và tiếp thêm nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học, dự báo những bước phát triển mới trong hoạt động khoa học và ng nghệ của Trường ĐHHB thời gian tới.

Lãnh đạo Nhà trường chụp ảnh cùng các cán bộ, giảng viên tại Toạ đàm