Quản trị Kinh doanh trong thời đại số: Vì sao ngành này đang “lên ngôi”?

74
13/08/2024

Trong thời đại công nghệ số 4.0 thì nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nó thúc đẩy sự ra đời và lớn mạnh của hàng loạt các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ ở trong và ngoài nước cũng như sự liên kết hợp tác của các công ty đa quốc gia. Thời kỳ hội nhập, mở cửa như vậy cũng mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kết nối, mở rộng mối quan hệ hợp tác. Nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung, đặc biệt là nguồn nhân lực của ngành Quản trị kinh doanh nói riêng cũng trở lên “HOT” hơn bao giờ hết. Chính vì vậy mà chuyên ngành đang trở thành lựa chọn số 1 của nhiều bậc phụ huynh, các em học sinh trước ngưỡng cửa của tương lai lựa chọn ngành học.

Ngành Quản trị kinh doanh trong thời cách mạng công nghiệp 4.0

Đại dịch COVID-19 đã qua được một thời gian nhưng dư âm nó để lại đã thay đổi người tiêu dùng toàn cầu, từ quan điểm về giá trị, hành vi, cho tới cách thức tiêu dùng. Theo EY Future Consumer Index tháng 5/2020, 89% người tiêu dùng được khảo sát đang và sẽ thay đổi cách thức mua sắm, 76% đang và sẽ thay đổi cách lựa chọn sản phẩm và dịch vụ (SPDV). Trên góc độ doanh nghiệp, chuyển đổi số (Digital Transformation) đang là một xu hướng tất yếu và mạnh mẽ. Các doanh nghiệp tận dụng tối đa các công nghệ mới để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh, phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty …  thông qua đó cung cấp các giá trị mới cho khách hàng thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong bối cảnh đó, các nhà quản trị không chỉ cần am hiểu các mô hình, phương thức vận hành kinh doanh truyền thống mà phải am hiểu một cách sâu sắc về các hoạt động quản trị điều hành, sản xuất, logistics, nhân sự, tài chính, marketing, bán hàng, dịch vụ khách hàng… được vận hành, triển khai trong môi trường số hóa như thế nào.

Giảng viên và sinh viên ngành Quản trị kinh doanh đi thực tế

Chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng, hiện đại về kinh tế, kinh doanh, quản lý; kiến thức chuyên sâu về ngành bao quát toàn bộ công tác vận hành, quản lý doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; Các kiến thức, công cụ, kỹ năng để thực hiện các chức năng của nhà quản trị; cùng các kỹ năng, phẩm chất, tác phong cần có của doanh nhân.

Nhu cầu nhân sự lớn

Hiện nay, có thể thấy hơn 80% doanh nghiệp đang hoạt động đều là các doanh nghiệp thương mại. Phòng kinh doanh và marketing là hai phòng ban được các doanh nghiệp thương mại đặc biệt quan tâm bởi hai phòng này đóng vai trò then chốt trong việc đem lại doanh thu cho công ty. Từ đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho hai phòng ban này rất lớn.

Nhu cầu tuyển dụng sinh viên ngành hiện nay luôn đứng đầu bảng tuyển dụng trên các website tìm kiếm việc làm như Glints, TopCV, v.v… Theo báo cáo Thị trường việc làm và thị hiếu người dùng của Glints, nhu cầu săn đón ứng viên thuộc nhóm ngành kinh doanh, marketing ghi nhận xu hướng tăng khoảng 20%.

Các em học sinh cuối cấp được các thầy cô ETU tư vấn tuyển sinh

Theo báo cáo thị trường tuyển dụng của trang TopCV, gần 42% doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự. Nhóm doanh nghiệp có quy mô từ 300 – 500 nhân sự có tỷ lệ thiếu hụt lên đến 54,8%. Kinh doanh là lĩnh vực thứ 2 trong top 10 lĩnh vực có tỷ lệ thiếu hụt nhân sự cao nhất.

Hơn một nửa số nhà tuyển dụng (55,2%) được khảo sát cho rằng, số lượng hồ sơ ứng viên không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng chính là lý do lớn nhất khiến doanh nghiệp của mình bị thiếu hụt nguồn nhân lực. Điều này chứng tỏ sức “nóng” của đào tạo của Khoa vẫn rất lớn. Quan trọng là chất lượng sinh viên sau khi ra trường có đảm bảo về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và các năng lực khác phù hợp với nhu cầu tuyển dụng hay không.

Học Quản trị kinh doanh có thất nghiệp “như lời đồn”

Trong bối cảnh hiện nay, dù thị trường tuyển dụng ngành Quản trị kinh doanh có nhiều sự cạnh tranh nhưng các bạn trẻ thế hệ Gen Z cũng có nhiều tố chất để thành công trong ngành Quản trị kinh doanh hơn. Chính vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp không phải do yếu tố chọn ngành học quản trị kinh doanh, mà phụ thuộc vào chính bản thân sinh viên có kiến thức, kỹ năng và lộ trình nghề nghiệp rõ ràng hay không. Nếu sinh viên ngành quản trị kinh doanh giỏi về kỹ năng máy tính, internet, marketing và bán hàng, chắc chắn không quá khó để các em xin được việc làm ngay khi ra trường.

Về với Team Quản trị Kinh Doanh để nắm bắt xu thế thời đại

Với lượng kiến thức được học trong ngành quản trị kinh doanh tổng quát và đa ngành, sinh viên sau tốt nghiệp dễ dàng tiếp cận được đa dạng ngành nghề trong thực tế, có nhiều cơ hội cho các việc làm khác nhau như: Nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing, nhân viên phòng lập kế hoạch, khảo sát thị trường… Việc đào tạo đa ngành cũng giúp sinh viên quản trị kinh doanh có thể thành công nhanh chóng trong lĩnh vực mà mình yêu thích, dễ dàng thăng tiến trong công việc.

Có một quan niệm khiến nhiều người hiểu sai về ngành học, cụm từ “quản trị” khiến nhiều người lầm tưởng về những vị trí cấp cao. Tuy nhiên trong thực tế không doanh nghiệp nào tuyển một sinh viên mới ra trường cho vị trí quản lý hay lãnh đạo cả. Tất cả đều phải được trải nghiệm ở những bước đầu tiên vào nghề, sau đó trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm để dần thăng tiến trong sự nghiệp. Sinh viên cần xác định nền tảng, mục tiêu và lộ trình công việc rõ ràng để đạt được thành công.

Giải mã sức hút của ngành Quản trị kinh doanh trong thời đại số

Quản trị kinh doanh – ngành học thú vị và cơ hội việc làm lớn

Sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các doanh nghiệp mới thành lập dẫn đến nhu cầu nhân lực đông đảo trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý IV/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của nước ta đạt 31,4 nghìn đơn vị, tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký so với quý III-2021.

Nguồn vốn FDI dồi dào, cộng hưởng cùng tốc độ tăng trưởng đáng kỳ vọng của nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra nền tảng để hàng nghìn doanh nghiệp quốc tế tự tin đặt chân vào thị trường. Trong bối cảnh đó, thị trường đứng trước “cơn khát” nhân lực am hiểu về kinh doanh và nghiệp vụ liên quan để dẫn dắt doanh nghiệp đứng vững trước thử thách, tiến đến những thành tựu mới. Chính vì thế, cơ hội nghề nghiệp của ngành này đang rất rộng mở.

Tại trường Đại học Hòa Bình, ngành Quản trị Kinh doanh đào tạo cử nhân có nền kiến thức về lãnh đạo, quản trị, điều hành và khởi sự doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp sẽ có năng lực thực hiện các chức năng quản trị như: xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp; phân tích, chẩn đoán, đánh giá doanh nghiệp. Đặc biệt, Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh của Trường đại học Hòa Bình đào tạo theo định hướng ứng dụng để hình thành và phát triển các năng lực tác nghiệp và quản trị cho người học.

Sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh thuyết trình bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Ngành Quản trị Kinh doanh hướng tới cho sinh viên kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về hai mảng “quản trị” và “kinh doanh”. Theo đó, sinh viên Quản trị kinh doanh sẽ được đào tạo đầy đủ kiến thức trong khối ngành kinh tế như: nguyên lý thống kê kinh tế, chiến lược kinh doanh, luật kinh doanh, quản trị tài chính, marketing, nhân sự,… để có cái nhìn tổng quát về cách một doanh nghiệp vận hành.

Bởi lượng kiến thức bao quát đều ở nhiều chuyên ngành, sinh viên Quản trị kinh doanh mới ra trường có cơ hội trở thành chuyên viên tại các văn phòng kinh doanh, kế hoạch, marketing hay hỗ trợ – giao dịch khách hàng. Trong kế hoạch dài hạn, cử nhân Quản trị kinh doanh cũng có cơ hội được đề bạt nắm giữ nhiều chức vị quan trọng như giám đốc điều hành, giám đốc tài chính tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Sinh viên cũng có đủ kiến thức và khả năng tự thành lập, quản trị và điều hành công ty riêng.

Vững nghề nghiệp, giỏi chuyên môn

Để biến những năng lực nội tại thành những điểm mạnh, khi theo học ngành Quản trị Kinh doanh, sinh viên được Nhà trường tạo điều kiện tối đa để phát triển kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân thông qua các hoạt động ngoại khóa, workshop, hội thảo kỹ năng,… bởi các chuyên gia đến từ doanh nghiệp trực tiếp huấn luyện.

Là trường Đại học ngoài công lập tiên phong trong hoạt động kết nối với doanh nghiệp, giao lưu cùng các chuyên gia. Do đó, sinh viên trường Đại học Hòa Bình thường xuyên thực hành môn học bằng trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp đối tác. Như tham gia trải nghiệm bán hàng, trải nghiệm nghề nghiệp tại các doanh nghiệp, được các nhân viên bán hàng, trưởng phòng kinh doanh thuyết trình hướng dẫn kỹ năng và kinh nghiệm bán hàng. Đây là cơ hội học hỏi kinh nghiệm, cọ xát thực tế, giúp sinh viên hình thành cảm quan về môi trường lao động và nắm bắt nhu cầu nhà tuyển dụng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Xem thêm >>> Lễ Ký kết Hợp tác giữa Trường Đại học Hòa Bình và các Doanh nghiệp

Lãnh đạo và giảng viên Khoa cùng các tân cử nhân

Bên cạnh chuyên môn và kinh nghiệm, thì sinh viên cũng được chú trọng phát triển các kỹ năng mềm, ngoại ngữ tiếng Anh cũng không thể thiếu trong suốt quá trình học.. Tại trường Đại học Hòa Bình, nhà trường chú trọng nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên ngay từ năm nhất. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên vừa được trang bị các kiến thức, đồng thời được nâng cao kỹ năng để làm việc. Chính vì vậy, sinh viên trường Đại học Hòa Bình sau khi ra trường đều rất năng động, nhạy bén, tự tin, hội nhập nhanh, không ngại áp lực, cạnh tranh, sẵn sàng học hỏi và làm việc.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH – HÀ NỘI

Địa chỉ: Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Số 8 Bùi Xuân Phái, Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: tuyensinh@daihochoabinh.edu.vn

Hotline: 0247.109.9669 – 0981.969.288