Những khó khăn và giải pháp khắc phục trong học tiếng Trung Quốc: Trường hợp nghiên cứu tại Trường Đại học Hòa Bình
Lê Duy Quang, ThS. Nguyễn Xuân An, TS. Lê Thị Phương, Nguyễn Ngọc Long, Kim Thị Hương Ly, Nguyễn Thị Quý, Nguyễn Ngọc Huyền – Trường Đại học Hòa Bình
Tóm tắt:
Sự phát triển về các hoạt động kinh tế, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như lịch sử lâu đời về việc sử dụng chữ Hán của người Việt, nhu cầu học tiếng Trung Quốc ngày càng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt trong giới sinh viên (SV). Đối với sinh viên Việt Nam, việc học tiếng Trung Quốc có những thuận lợi do có một số đặc điểm về ngôn ngữ tương đồng, cũng như sự giao thoa về văn hóa trong hàng ngàn năm qua. Tuy vậy, SV Việt Nam nói chung, cũng như SV Trường Đại học Hòa Bình (ĐHHB) nói riêng, cũng gặp phải những khó khăn trong quá trình học ngôn ngữ này. Dựa trên sáu nhóm khó khăn của sinh viên học tiếng Trung Quốc như ngôn ngữ thứ hai được Hu (2010) khám phá, đó là, ngữ pháp, khả năng tiếp nhận âm thanh, từ vựng, phát âm, diễn đạt, và ghi nhớ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng những khó khăn đó ở trường hợp SV Trường ĐHHB bằng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Kết quả phân tích cho biết sáu khó khăn có giá trị trung bình nằm trong khoảng từ 3,67 đến 3,80 (mức 4 trong thang đo Likert-5), nghĩa là, các SV cho rằng mình có gặp những khó khăn này trong quá trình học tiếng Trung Quốc. Nghiên cứu này cũng khuyến nghị một số giải pháp nhằm giúp khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả việc học tiếng Trung Quốc của SV trường ĐHHB.
Từ khóa: Khó khăn trong học tập, tiếng Trung Quốc, sinh viên, Trường Đại học Hòa Bình.