Ngành Kỹ thuật Ô tô Trường Đại học Hòa Bình (ETU) Tuyển sinh năm học 2024

136
12/01/2024

Bạn đã tốt nghiệp và chuẩn bị tốt nghiệp Trung học phổ thông, trước nhu cầu nhân lực, môi trường làm việc, thu nhập cá nhân đầy sự hấp dẫn của ngành Công nghiệp ô tô trong và ngoài nước. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn và tự tin, quyết định lựa chọn học Ngành Kỹ thuật Ô tô tại Trường Đại Học Hòa Bình, chúng tôi xin chia sẻ và làm rõ các cụ thể như sau.

Bạn đã tốt nghiệp và chuẩn bị tốt nghiệp Trung học phổ thông, trước nhu cầu nhân lực, môi trường làm việc, thu nhập cá nhân đầy sự hấp dẫn của ngành Công nghiệp ô tô trong và ngoài nước. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn và tự tin, quyết định lựa chọn học Ngành Kỹ thuật Ô tô tại Trường Đại Học Hòa Bình, chúng tôi xin chia sẻ và làm rõ các cụ thể như sau.

  1. Tại sao lại chọn học Ngành Kỹ thuật ô tô tại Trường Đại học Hòa Bình?

Đây là câu hỏi băn khoăn của không chỉ các thí sinh mà còn của nhiều phụ huynh. Ai cũng muốn chọn cho mình một môi trường học tập với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chương trình học tập thích hợp.

Ngành Kỹ thuật ô tô, Khoa Công nghệ Kỹ thuật trường Đại học Hòa Bình – một trong những cơ sở đào tạo chất lượng, uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật ô tô. Với triết lý giáo dục “Chất lượng – Hội nhập – Sáng tạo”; phương pháp đào tạo chuyên nghiệp, khác biệt với các trường đại học đào tạo cùng ngành; theo định hướng “Ứng dụng nghề nghiệp”: Thời gian sinh viên thực hành, trải nghiệm 47,5/156 tín chỉ, chiếm 30,4% chương trình; làm việc trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô 24 tín chỉ, chiếm 15,3% thời gian học toàn khóa.

Sự khác biệt Trường tọa lạc tại Khu đô thị Mỹ Đình 2 (bên cạnh khu ký túc xá sinh viên); trung tâm Quận Nam Từ Liêm, là nơi tập trung nhiều các cơ sở bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa, kinh doanh dịch vụ kỹ thuật ô tô như: Toyota Mỹ Đình, Honda Mỹ Đình, Toyota Cầu Diễn, Toyota IDMC Hoài Đức, VinFast Hà Nội, Honda Ô tô Tây Hồ, …. đây là các cơ sở liên kết hợp tác đào tạo thực hành, rèn luyện tay nghề cho sinh viên.

  1. Tên ngành: Kỹ thuật ô tô – Mã Ngành: 7520130
  2. Tổ hợp xét tuyển: A00: Toán, Vật lý, Hóa học; A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh; C01: Toán, Ngữ Văn, Vật lý; D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh.
  3. Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư kỹ thuật ô tô
  4. Chương trình đào tạo: Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa 156 tín chỉ (không kể Giáo dục thể chất, Giáo dục – Quốc phòng) trong đó: Khối kiến thức giáo dục đại cương 35 tín chỉ = 22,4%; Kiến thức cơ sở ngành 35 tín chỉ = 22,4%; Kiến thức ngành và chuyên ngành 86 tín chỉ = 55,2%. Sinh viên hoàn thành khóa học với 9 học kỳ trong 4,5 năm.

– Qui trình đào tạo: tập trung nâng cao đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, trú trọng đào tạo kỹ năng thực tế, ứng dụng, kỹ năng mềm cho sinh viên với sự hợp tác liên kết chặt chẽ “Nhà trường – Doanh nghiệp” đáp ứng yêu cầu cao thị trường lao động Ngành Công nghiệp ô tô trong nước và quốc tế:

– Ngành Kỹ thuật ô tô trang bị toàn diện cho sinh viên từ kiến thức, kỹ năng cơ bản đến kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về công nghệ kỹ thuật ô tô. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có khả năng:

– Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản. Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học phục vụ thiết kế, mô phỏng, chẩn đoán trong lĩnh vực ô tô;

– Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

– Hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp được cấu tạo, nguyên lý hoạt động; tính toán, thiết kế, thử nghiệm, kiểm định các cụm, cơ cấu, hệ thống trên xe ô tô;

– Kiểm tra, chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa được các hư hỏng của động cơ, hệ thống điện – điện tử, gầm, khung trên các chủng loại, nhãn hiệu ô tô hiện có trên thị trường; Lập được qui trình công nghệ và tổ chức thực hiện các nội dung trên;

– Hiểu, quản lý, vận hành các hoạt động sản xuất, lắp ráp, kinh doanh, bảo hành, sửa chữa, kiểm định liên quan đến lĩnh vực ô tô;

– Phản biện, tư vấn, chuyển giao công nghệ; cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật mới, hiện đại trong lĩnh vực ô tô;

– Lập báo cáo, thuyết trình, phản biện, tổ chức công việc cá nhân; Lập kế hoạch, điều phối và quản lý công việc, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;

– Có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, sáng tạo; tự học, tự nghiên cứu, tích lũy kiến thức, kỹ năng thích ứng với yêu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư kỹ thuật ô tô làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật ô tô:

– Quản lý, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng tại các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, chế tạo phụ tùng ô tô…;

– Kỹ sư thiết kế, cố vấn dịch vụ, nhân viên bảo trì, sửa chữa ô tô; chuyên viên tư vấn, kinh doanh tại các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh ô tô, vật tư phụ tùng ô tô;

– Kiểm định viên tại các cơ sở Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ;

– Giảng dạy các nội dung ngành công nghệ kỹ thuật ô tô tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề. Nghiên cứu, phát triển kỹ thuật ô tô, cơ khí động lực tại các viện, cơ sở nghiên cứu về lĩnh vực ô tô

  1. Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024: 150 sinh viên, trong đó: Kỹ thuật ô tô 100 sinh viên; Cơ điện tử ô tô 50 sinh viên.
  2. Phương thức tuyển sinh: xét tuyển

Năm 2024, trường Đại học Hòa Bình tuyển sinh Ngành Kỹ thuật ô tô theo 4 phương thức:

Phương thức 1: Sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia 2024;

Phương thức 2: Sử dụng kết quả học tập THPT (Học bạ), kết quả tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học cùng nhóm ngành đào tạo;

Phương thức 3: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của các đại học hoặc các trường đại học khác;

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo.