Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện trường Đại học Hòa Bình

131
20/03/2024

Sáng ngày 19/3/2024 tại trường Đại học Hòa Bình, Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện đã làm việc và thẩm định các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

Hội đồng thẩm định

Về phía Ban lãnh đạo Nhà trường, NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng – Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, GS.TS. Đào Văn Đông – Phó Hiệu trưởng thường trực cùng tham dự.

Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo trường Đại học Hòa Bình bao gồm: PGS.TS Hà Huy Phượng, ngành Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, ngành Truyền thông và công chúng, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Phản biện 1; TS. Lê Thị Nhã, ngành Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Phản biện 2; Ths. Nguyễn Mạnh Hưng, ngành Chính trị học, Báo Tuổi trẻ Thủ Đô, Thành Đoàn thành phố Hà Nội, Ủy viên; TS. Đỗ Anh Đức, ngành Truyền thông quốc tế, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ủy viên, Thư ký.

PGS.TS Hà Huy Phượng, ngành Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ tịch Hội đồng thẩm định
PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, ngành Truyền thông và công chúng, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Phản biện 1
TS. Lê Thị Nhã, ngành Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Phản biện 2

Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo gồm có PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa, Trưởng Khoa QHCC&TT, Ủy viên thường trực Hội đồng; TS. Nguyễn Quang Hòa – Phó Trưởng khoa QHCC&TT, Ủy viên; TS. Trần Xuân Hồng – Phó Chủ nhiệm Khoa QHCC&TT, Ủy viên; Ths. Đỗ Thị Hiền, Phó Trưởng khoa QHCC&TT, Ủy viên, Ths. Nguyễn Việt Thái, Giảng viên Khoa QHCC&TT, Ủy viên, Thư ký.

Phát biểu trước Hội đồng, NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng cho biết: “Ngành Truyền thông Đa phương tiện là một ngành học rất được xã hội cũng như trường Đại học Hòa Bình quan tâm”. Thầy cũng đã nhấn mạnh yêu cầu của xã hội về đào tạo các ngành, sự đảm bảo về đội ngũ giảng viên thực hiện các chương trình đào tạo. Điều này cho thấy sự phát triển đúng hướng và đang dần lớn mạnh của trường Đại học Hòa Bình cũng như của Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông.

Tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Quang Hòa – Phó Trưởng khoa QHCC&TT đã trình bày tóm tắt chương trình đào tạo phục vụ mở ngành Truyền thông đa phương tiện trình độ đại học.

TS. Nguyễn Quang Hòa – Phó Trưởng khoa QHCC&TT

Các thành viên Hội đồng thẩm định đã đánh giá khách quan, khoa học về chương trình đào tạo; khẳng định chương trình đào tạo đảm bảo các yêu cầu về căn cứ xây dựng, mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo, đề cương chi tiết của học phần/môn học. Đồng thời, Hội đồng thẩm định cũng nêu những góp ý, gợi ý với Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện chương trình đào tạo trước khi ký Quyết định ban hành, phục vụ cho việc xây dựng đề án mở ngành.

Toàn cảnh Hội đồng

Trên cơ sở các góp ý trực tiếp của Hội đồng, Trường Đại học Hòa Bình sẽ tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện chương trình và tiến hành các công việc tiếp theo để hoàn thiện đề án mở ngành và kịp tuyển sinh sớm nhất có thể.

Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Hòa Bình thường xuyên nghiên cứu điều chỉnh các chương trình đào tạo đang tuyển sinh và đề xuất các chuyên ngành đào tạo mới nhằm hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự kỳ vọng của thị trường lao động. Trong đó Truyền thông Đa phương tiện là một ngành học tiềm năng, có tính ứng dụng cao bởi quá trình kết hợp giữa kiến thức về báo chí, công nghệ mới, tiếp thị, nghệ thuật…trong việc sáng tạo, thiết kế sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác cao. Sinh viên ra trường có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực do đó ngành học này đang thu hút được sự quan tâm của giới trẻ và sẽ không ngừng phát triển mạnh mẽ trong tương lai bởi xu hướng phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập văn hóa và toàn cầu hóa.

Một số hình ảnh trong hội đồng thẩm định: