Giáo dục đích thực: Thực học, thực nghiệp ở bậc đại học
NGND.GS.TSKH Đặng Ứng Vận – Phòng Quản lý chất lượng, Trường Đại học Hòa Bình
Tóm tắt:
Bài viết này trả lời hai câu hỏi: nên quan niệm về giáo dục đích thực như thế nào và việc thiết kế một nền giáo dục đích thực ở bậc đại học ra sao. Có hai hướng cơ bản quan niệm về giáo dục đích thực. Một là, gắn giáo dục đích thực với sự đam mê học tập, theo đó, phải tạo ra được một môi trường giáo dục kích thích sự đam mê học hỏi, tận hưởng niềm vui khi học tập. Hai là, gắn giáo dục đích thực với giáo dục nghệ thuật tự do có thể trang bị cho người học một nền tảng vững chắc cho sự sáng tạo có tầm tác động sâu rộng cho công việc chuyên môn kỹ thuật của bất kỳ ngành nghề nào và cho việc thực hiện trách nhiệm công dân gương mẫu. Một “nền giáo dục đích thực” được thiết kế để tiếp cận con người thực và để hướng dẫn sinh viên bộc lộ con người thật của họ, ít nhất sẽ bao gồm: thiết kế chương trình học tập theo hướng cá thể hóa, kỹ năng tồn tại trong một xã hội biến đổi và đan xen càng nhiều cơ hội tiềm ẩn càng tốt để gia tăng kỹ năng khái niệm của người học.
Từ khóa: Giáo dục đích thực, giáo dục nghệ thuật tự do, chương trình học tập cá thể hóa, học tập tiềm ẩn