Giải pháp phát triển các trung tâm logistics ở Việt Nam hiện nay

25
10/01/2025

 TS. Nghiêm Văn Trọng – Trường Đại học Hòa Bình

Tóm tắt:

Dịch vụ logistics Việt Nam lần đầu tiên được đề cập đến trong Luật Thương mại 2005 và đến năm 2015, Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 với mục tiêu “Phát triển nghiên cứu trung tâm logistics bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Khai thác có hiệu quả thị trường dịch vụ logistics của Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 24%-25%, tỉ trọng đóng góp vào GDP toàn nền kinh tế là 10%, tỉ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 40%, giảm thiểu chi phí logistic của toàn nền kinh tế so với GDP còn khoảng 20%. Đến năm 2030, các chỉ tiêu này lần lượt là 34%-35%/năm; 15%, 65% và 15%-17%/năm”.

Đến nay, trung tâm logistics đã hình thành nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế đến sự phát triển của thị trường bất động sản logistics cũng như khả năng thu hút các nguồn lực đầu tư vào logistics, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, và kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Vì vậy, trong bối cảnh chưa có Chiến lược Phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bài viết này đề xuất một số giải pháp phát triển trung tâm logistics ở Việt Nam nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các ngành, địa phương và doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại ở Việt Nam và thúc đẩy xuất nhập hàng hóa, dịch vụ, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước.

Xem file

Từ khóa: Quy hoạch, logistics, hệ thống logistics, trung tâm logistics, cơ sở hạ tầng logistics, thị trường bất động sản logistics.