Đánh giá hiệu quả tác động sư phạm của một hướng nghiên cứu khoa học giáo dục: Tiếp cận từ kỹ thuật meta-analysis
GS.TS Trần Trung1, TS. Phạm Đức Bình2 – 1Học viện Dân tộc, 2Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Tóm tắt:
Đối với mỗi đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục thường hướng đến mục tiêu đề xuất các tác động sư phạm nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả giáo dục, trong đó, kết quả thực nghiệm sư phạm sẽ là bằng chứng khoa học cho độ tin cậy và tính khả thi của kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, từ mẫu thực nghiệm nhỏ khi suy luận lên quần thể sẽ phải chấp nhận sai số nhất định, vì vậy, khi đánh giá hiệu quả tác động sư phạm của một hướng nghiên cứu cụ thể thì nhà nghiên cứu luôn mong muốn gộp số liệu thực nghiệm từ một số mẫu nghiên cứu khác nhau nhằm tăng hệ số tin cậy của các biện pháp sư phạm. Bài viết này trình bày quy trình bảy bước và các công cụ phân tích của kỹ thuật metaanalysis (phân tích gộp) để tổng hợp số liệu thống kê từ các kết quả nghiên cứu cùng một chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục. Kỹ thuật meta-analysic áp dụng trọng số (weight) cho từng nghiên cứu độc lập được sử dụng dựa vào kích thước mẫu và độ ổn định của từng nghiên cứu, giúp giải quyết sự không đồng nhất trong kết quả từ các nghiên cứu độc lập nhằm tính toán chính xác hơn cỡ tác động (effect size) của một giả thuyết với cỡ mẫu lớn hơn so với cỡ mẫu được sử dụng trong các nghiên cứu thành phần, hỗ trợ loại bỏ sự sai lệch của các nghiên cứu độc lập, qua đó, tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu, nâng tiềm năng tái lập kết quả nghiên cứu và giúp xác định các giả thiết khoa học mới và tiềm năng cho các nghiên cứu trong tương lai.
Từ khóa: Khoa học giáo dục, meta-analysic, PRISMA, systematic review, tác động sư phạm.