8 lý do nên theo học ngành Công nghệ thông tin tại Trường Đại học Hòa Bình

131
03/10/2024

Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, Công nghệ số đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của con người. Đặc biệt, Công nghệ thông tin đã trở thành một mũi nhọn và ngày càng phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ nhằm đáp ứng các nhu cầu nguồn nhân lực CNTT trong sự phát triển của xã hội. Với xu thế ấy, Việt nam đã và đang được đầu tư và chú trọng phát triển để hội nhập với thế giới và khu vực.

Dưới đây là “8 lý do bạn nên học ngành CNTT” tại Đại học Hòa Bình:

1. Tương lai ngành nghề

Dưới sự phát triển của cuộc CMCN 4.0.  Chính phủ nước Việt nam đã chọn ngày 10/10 hàng năm là ngày “Chuyển đổi số Quốc gia”. Bởi vậy, thực trạng nhu cầu chuyển đổi số của công ty, doanh nghiệp đang đòi hỏi rất mạnh mẽ về nguồn nhân lực CNTT. Với định hướng ứng dụng công nghệ, Sinh viên CNTT – ĐHHB hoàn toàn làm chủ được nền tảng tri thức, các kỹ năng công nghệ, nghề nghiệp trong xu hướng phát triển công nghệ thời 4.0, đồng thời có thể tiếp tục học lên trong các chương trình sau đại học trong và ngoài nước.

2. Chương trình dạy học mới ngành CNTT

Thực hiện mục tiêu đổi mới, Khoa CNTT-ĐTVT, Đại học Hòa Bình đã thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo ngành CNTT theo cách tiếp cận Top – Down, trọng tâm hướng đến ứng dụng, thực tiễn; học gắn liền với việc làm tại các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho sinh viên có thể vừa học vừa làm. Mục tiêu vươn tới của sinh viên qua từng năm học tại khoa CNTT – ĐTVT Trường Đại học Hòa Bình như sau:

  • Hết năm thứ nhất: Sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về công nghệ, tương đương với trình độ của “Kỹ thuật viên CNTT”;
  • Hết năm thứ hai: Sinh viên có thể đạt được trình độ tương đương “Lập trình viên CNTT”;
  • Hết năm thứ ba: Sinh viên có thể đạt được trình độ tương đương “Nhà thiết kế ứng dụng CNTT”;
  • Hết năm thứ tư: Sinh viên đạt được trình độ “Cử nhân CNTT” hoặc trình độ tương đương với “Nhà tích hợp hệ thống CNTT”;
  • Sau tối nghiệp: Sinh viên có thể tiếp tục học “Cao học” để trở thành các “Chuyên gia ngành CNTT”.

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

  • Kỹ thuật viên máy tính, quản trị mạng và hệ thống công nghệ thông tin;
  • Chuyên viên phát triển phần mềm và ứng dụng di động;
  • Phân tích thiết kế và triển khai hệ thống công nghệ thông tin;
  • Phân tích, quản trị dữ liệu và bảo mật thông tin;
  • Kiểm thử phần mềm;
  • Quản lý dự án và tư vấn giải pháp công nghệ thông tin;
  • Phát triển ứng dụng về AI, IoT, Big Data, hệ thống thông minh;
  • Giảng dạy, nghiên cứu công nghệ thông tin trong các trường học.

4. Cơ hội vừa học vừa làm gắn với thực tiễn

Việc chuyển đổi mô hình đào tạo, học gắn với thực tiễn, sinh viên CNTT có thêm nhiều cơ hội trải nghiệm thực tập với các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam như Tập đoàn Công nghiệp – Viễn Thông (Viettel), Hội hàng không vũ trụ Việt Nam (VASA), Công ty cổ phần công nghệ WIS Việt nam,.. và còn nhiều các doanh nghiệp khác, ngay từ năm thứ nhất như một kỹ sư chuyên nghiệp sẽ giúp cho Sinh viên nhanh chóng bắt nhịp về xu thế, nhu cầu ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp, xã hội. Với yếu tố này, Sinh viên CNTT Trường Hòa Bình sẽ được tiếp cận, tham gia các đề tài, dự án, nhu cầu nhân lực CNTT từ phía các công ty và doanh nghiệp.

5. Kỹ năng học tập để thành công

Tại các cơ sở đào tạo về chuyên ngành CNTT tại Việt nam, mặc dù Sinh viên đã được trang bị các kiến thức về kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập hoặc nhóm, nhưng Sinh viên thường có tâm lý lo ngại, thiếu tự tin, sợ khó và việc học tập trở nên vất vả, đuối sức.

Đối với SV CNTT của Trường ĐH Hòa bình ngoài các kiến thức chuyên môn, các kiến thức về kỹ năng các bạn sẽ được tham gia học tập, sinh hoạt cùng với các Câu lạc bộ “Học tập”, “nghiên cứu khoa học” của Khoa.  

6. Du học và học tiếp của SV CNTT

Cùng với việc tổ chức đào tạo, Khoa CNTT – ĐTVT, HBU luôn tạo điều kiện để SV có cơ hội tiếp cận, tham gia nghiên cứu khoa học, học lên cao với nhiều dự án, nguồn tài trợ học bổng của Bộ Giáo dục Việt nam hoặc từ các Trường Đại học từ Hoa kỳ, Đài loan, Trung quốc, Liên Bang Nga,…

7. Đội ngũ Giảng viên, cơ sở vật chất

Hiện tại đội ngũ giảng dạy của Khoa CNTT-ĐTVT có 20 người – tất cả đều có học vị từ thạc sĩ trở lên trong đó có 10 PGS và TS; 10 ThS. Các giảng viên là những người có nhiều kinh nghiệm đã từng tham gia giảng dạy, làm việc tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước cũng như ở nước ngoài như Mỹ, Nga, Pháp, Hàn quốc,… Trong quá trình đào tạo còn có sự tham gia giảng dạy của nhiều chuyên gia đến từ các doanh nghiệp lớn để Sinh viên tiếp cận được các hệ sinh thái công nghệ như Amazon, Microsoft, Google.

Nhà trường đã trang bị, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại như phòng học công nghệ, phòng thí nghiệm, thư viện rộng rãi với nguồn học liệu phong phú, luôn được cập nhật, nhằm đáp ứng mục tiêu các giờ thực hành CNTT-ĐTVT trong suốt quá trình đào tạo 4 năm học.

Giờ học của sinh viên khoa Công nghệ thông tin & ĐTVT Trường ĐHHB

8. Giá trị cốt lõi nhân lực CNTT

Với tầm nhìn của Cán bộ, Giảng viên là “Giáo dục đào tạo để phát triển toàn diện con người trong kỷ nguyên số”, Trường Đại học Hòa Bình chính là nơi bạn sẽ thỏa nguyện ước mơ, tích lũy niềm tin xã hội và bạn được chọn để trở thành tương lai của thời kỳ kỷ nguyên số.

Tác giả

ThS. Đỗ Ngọc Điệp – Giảng viên Khoa Công nghệ thông tin & ĐTVT Trường ĐHHB