Có nên theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh không?

27
27/09/2024

Ngành Quản trị Kinh doanh đang trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp cấp 3. Nhưng liệu đây có phải là ngành học phù hợp với bạn? Dưới đây là những lý do thuyết phục khiến bạn nên cân nhắc có nên theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh.

1. Cơ hội việc làm dạng và linh hoạt

Ngành Quản trị Kinh doanh mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tại đa dạng các lĩnh vực. Theo số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023 có tới 159.294 doanh nghiệp mới được thành lập, tăng 7,2% so với năm trước. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đồng nghĩa với nhu cầu nhân lực trong ngành Quản trị Kinh doanh cũng tăng cao, mang lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Hãy về với Team Quản trị kinh doanh

2. Lộ trình thăng tiến rõ ràng

Một trong những ưu điểm lớn của ngành Quản trị Kinh doanh là lộ trình thăng tiến rõ ràng. Người làm trong ngành này có thể dễ dàng lên kế hoạch và đặt mục tiêu cho sự nghiệp của mình. Dưới đây là một ví dụ về lộ trình thăng tiến của một nhân viên kinh doanh:

Mới tốt nghiệp/Dưới 1 năm Nhân viên kinh doanh
Khoảng 2 năm Chuyên viên kinh doanh/Trưởng bộ phận kinh doanh
5 – 7 năm Trưởng phòng kinh doanh
10 năm Giám đốc kinh doanh

3. Kết hợp học tập và thực hành

Ngành Quản trị Kinh doanh không chỉ tập trung vào lý thuyết mà còn kết hợp với thực tiễn thông qua các chương trình thực tập và dự án thực tế. Các trường đại học, như Trường Đại học Hòa Bình, đã xây dựng mạng lưới đối tác rộng lớn với hơn 100 tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước, giúp sinh viên có cơ hội thực tập và tích lũy kinh nghiệm ngay khi còn đang học hỏi trên ghế nhà trường.

Giảng viên và sinh viên ngành Quản trị kinh doanh đi các chương trình thực tế

4. Tạo dựng nền tảng khởi nghiệp

Ngành Quản trị Kinh doanh cung cấp nền tảng vững chắc cho những sinh viên có ý định và mong muốn khởi nghiệp. Các môn học chuyên ngành như Quản trị doanh nghiệp linh hoạt, Marketing khởi nghiệp, và Kinh tế học cho nhà quản lý, cùng với các kỹ năng lãnh đạo, tư duy phản biện, và quản lý tài chính, giúp sinh viên tự tin và sẵn sàng vận hành doanh nghiệp của riêng mình.

Lãnh đạo và giảng viên Khoa cùng các tân cử nhân

5. Mở rộng mạng lưới quan hệ

Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh có cơ hội xây dựng và mở rộng mạng lưới quan hệ cá nhân thông qua các dự án nhóm, sự kiện, hội thảo, và chương trình hợp tác với doanh nghiệp. Những mối quan hệ này không chỉ hỗ trợ trong việc tìm kiếm việc làm mà còn là nguồn lực quý báu cho các dự án kinh doanh trong tương lai.

6. Phát triển con đường học vấn

Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh còn có nhiều cơ hội tiếp tục học lên thạc sĩ hoặc các bằng MBA tại các trường đại học trong và ngoài nước. Việc nâng cao học vấn không chỉ mở rộng kiến thức mà còn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.

7. Đa dạng nhóm nghề nghiệp

Ngành Quản trị Kinh doanh cung cấp nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong các nhóm khác nhau như:

  • Kinh doanh – Sale: Nhân viên kinh doanh, quản lý kinh doanh quốc tế, giám đốc kinh doanh,…
  • Marketing – Truyền thông: Nhân viên Marketing, PR, trưởng phòng truyền thông, giám đốc sáng tạo,…
  • Khởi nghiệp kinh doanh: Tự khởi nghiệp, quản lý doanh nghiệp riêng.
  • Giáo dục: Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng,…
  • Hành chính: Quản lý nhân sự, chuyên viên chiến lược,…

Ngành Quản trị Kinh doanh không chỉ mang lại nhiều cơ hội việc làm đa dạng và linh hoạt mà còn cung cấp lộ trình thăng tiến rõ ràng, kết hợp học tập với thực hành, và nền tảng vững chắc cho việc khởi nghiệp. Bên cạnh đó, việc mở rộng mạng lưới quan hệ và cơ hội phát triển học vấn thêm càng làm tăng giá trị của ngành này. Nếu bạn đam mê quản lý, kinh doanh và mong muốn xây dựng sự nghiệp bền vững, ngành Quản trị Kinh doanh chắc chắn là một lựa chọn đáng cân nhắc.