Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số: Thách thức và những bước đi nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong giáo dục đại học”

65
15/02/2023

Ngày 17/02/2023, Trường Đại học Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số: Thách thức và những bước đi nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong giáo dục đại học”.

Toàn cảnh Hội nghị

Tham dự Hội thảo, về phía Trường Đại học Hòa Bình, có sự tham gia của: TS. Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch Hội đồng trường; NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, Hiệu trưởng Nhà trường; các phó Hiệu trưởng: GS.TS. Trần Trung, GS.TS. Đào Văn Đông, TS. Đào Hải; các giảng viên, cán bộ phòng, trung tâm, viện và một số sinh viên Nhà trường.

Về phía đại biểu ngoài Trường, có ThS. Trần Văn Trọng, Tổng Thư ký, Hiệp hội TMĐT Việt Nam; ThS. Cao Cẩm Linh, Trưởng Ban Nghiên cứu, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) và hơn 60 nhà khoa học đến từ các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu và các cơ quan truyền thông báo chí đến đưa tin về hội thảo.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch Hội đồng trường chia sẻ: Trong thời gian qua, Lãnh đạo Trường Đại học Hòa Bình luôn xác định chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết để phát triển Nhà trường trong bối cảnh kinh tế số đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và là nền tảng để Nhà trường hội nhập một cách sâu rộng với các trường đại học trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, hiểu đúng về chuyển đổi số, đánh giá đúng thực trạng để xây dựng lộ trình thực hiện chuyển đổi số hợp lý nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trường Đại học Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngữ – Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Hòa Bình phát biểu chào mừng tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc và báo cáo đề dẫn Hội thảo, NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, Hiệu trưởng Nhà trường, cho biết, Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm và gửi bài viết tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và giảng viên của một số trường đại học; lãnh đạo và cán bộ quản lý của một số hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Ban Biên tập đã chọn lọc hơn 30 bài viết về các vấn đề liên quan đến chủ đề Hội thảo. Các bài viết được chọn đăng và thảo luận tại Hội thảo bám sát chủ đề Hội thảo, có hàm lượng khoa học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn và tập trung vào các nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, những cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm các quan điểm, khái niệm, cơ hội và thách thức của chuyển đổi số; kinh nghiệm chuyển đổi số trong giáo dục đại học của một số nước trên thế giới.

Thứ hai, thực trạng chuyển đổi số của một số cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam, trong đó, tập trung vào Trường Đại học Hòa Bình.

Thứ ba, đề xuất các định hướng, giải pháp và kiến nghị để xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các chiến lược, chương trình, kế hoạch chuyển đổi số tại Trường ĐH Hòa Bình.

Thông qua các bài tham luận, trao đổi, thảo luận tại Hội thảo, sẽ góp phần nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong giáo dục đại học; xây dựng, tổ chức và thực hiện hiệu quả các chiến lược, chương trình, kế hoạch chuyển đổi số tại Trường Đại học Hòa Bình.

NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng – Hiệu trưởng Trường Đại học Hòa Bình phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo

Hội thảo gồm 2 phiên chuyên đề và thảo luận với 06 tham luận tập trung vào những nội dung sau:

GS.TS. Trần Trung trong bài tham luận “Xây dựng và phát triển khi đối sánh chương trình đào tạo, bài giảng từ không gian dữ liệu mở” đã giới thiệu cẩm nang thực hành “A practical Guide: Benchmarking in European Higher Education” và một số kết quả đạt được khi xây dựng chương trình đào tạo và cho rằng, hiểu được đúng, xác định đủ được nội hàm kiến thức và kỹ năng từ không gian dữ liệu mở cho một thực tiễn cụ thể nhằm phát triển được chương trình, phát triển được bài giảng trong thời đại mà toán học, tư duy logic, tư duy hệ thống, tư duy tích hợp ngày càng chịu áp lực của thực tiễn phát triển, là đòi hỏi sự đầu tư trí tuệ, ng sức thực sự của cá nhân, sự đồng nhất về quan điểm, ý chí, chính sách từ lãnh đạo cấp cao nhất đến mỗi cá nhân thực hiện.

Với tham luận “Đào tạo đại học chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong bối cảnh chuyển đổi số. Vai trò của VALOMA trong kết nối với các trường đại học và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo”, Ths. Cao Cẩm Linh, Trưởng Ban Nghiên cứu, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường trong quá trình đào tạo nhân lực chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Trong bài tham luận “Giải pháp triển khai đào tạo trực tuyến và chuyển đổi chứng chỉ sang tín chỉ của một số học phần kinh doanh số” của Ths. Nguyễn Thanh Hưng, Hội đồng Tư vấn cấp cao, Hiệp hội TMĐT Việt Nam giới thiệu một trong các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển nền kinh tế số và xã hội số theo Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31/03/2022 phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ; đó là: “Rà soát, sửa đổi các quy định, chính sách để khuyến khích tăng tối đa thời lượng và khối lượng đào tạo trực tuyến, bảo đảm tỷ lệ tối thiểu thời lượng và số lượng tín chỉ đào tạo trực tuyến trong tổng thời gian đào tạo; ng nhận và cho phép chuyển đổi phù hợp một số văn bằng, chứng chỉ ng nghệ thông tin, ng nghệ số cấp bởi tổ chức, doanh nghiệp ng nghệ uy tín trong và ngoài nước sang tín chỉ học của bộ môn tương ứng để rút ngắn thời gian đào tạo” (Điều 1, IV, 6.a); đồng thời, đề xuất 03 chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế số và thương mại điện tử.

PGS.TS. Trần Quý Tường trong tham luận “Tiêu chí ứng dụng CNTT trong các trường đại học, cao đẳng y dược” đã chia sẻ 148 tiêu chí ứng dụng CNTT tại các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Y tế với kỳ vọng góp phần thực hiện hiệu quả thực hiện hiệu quả các chiến lược, chương trình, kế hoạch chuyển đổi số tại Trường ĐH Hòa Bình.

Bàn về giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong giáo dục đại học ở Việt Nam trong tham luận “Chuyển đổi số giáo dục đại học – Những vấn đề đặt ra ở Việt Nam”, PGS.TS. Lê Thị Thanh, Trưởng Khoa Luật và TCNH-KT khuyến nghị:

Thứ nhất, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục đại học và quản lý giáo dục đại học; Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho chuyển đổi số giáo dục đại học; Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Thứ tư, tăng cường kiểm soát và bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ về học liệu số.

Trong bài tham luận “Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức và giải pháp trong đào tạo cử nhân ngành Mỹ thuật ứng dụng”, Ths. Lê Văn Thân, Trưởng khoa MTCN&KT chia sẻ: Chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và trong đào tạo cử nhân MTUD nói riêng là việc áp dụng ng nghệ kỹ thuật vào mục đích đào tạo và giảng dạy của hệ thống giáo dục. Trong đó, có ba áp dụng cơ bản là: Ứng dụng ng nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng ng nghệ trong quản lý và ứng dụng ng nghệ trong lớp học. Chất lượng đào tạo sẽ cao hơn, người học được tiếp cận nhanh và nhiều thông tin, học liệu có giá trị cao về thẩm mỹ và tính ứng dụng của nhân loại trong lĩnh vực MTUD.

GS.TS Đào Văn Đông (ngồi ngoài, bên trái) cùng các báo cáo viên phiên 1 thảo luận cùng Đại biểu tham dự Hội thảo
Các báo cáo viên phiên 2 thảo luận cùng đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu kết luận Hội thảo, NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tham luận, đánh giá, thảo luận sôi nổi của các đại biểu. Đây là những ý kiến tâm huyết, có giá trị lý luận và thực tiễn cao, được đúc rút ra từ nhiều nghiên cứu khoa học và thực tiễn phong phú từ các đại biểu, chuyên gia, giảng viên, nhà khoa học; qua đó, Trường Đại học Hòa Bình sẽ rút ra những kinh nghiệm và bài học hữu ích để nâng cao hiệu quả trong chuyển đổi số của Nhà trường.

Lãnh đạo Nhà trường tặng hoa cảm ơn các báo cáo viên tham luận tại Hội thảo
Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Viện NCKH