Skip to content

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH

Địa chỉ: Số 8 Bùi Xuân Phái, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, HÀ NỘI

Điện thoại: 0247.109.9669 - 0981.969.288 - 086.570.4899086.557.2899

Tế bào gốc và tế bào gốc trung mô: Cơ chế và áp dụng trong lâm sàng

PGS.TS. Nguyễn Thị Thịnh - Trường Đại học Hoà Bình

Tóm tắt:

Tế bào gốc (Stem Cell) là những tế bào chưa biệt hóa, có tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau, là một phần của hệ thống sửa chữa của cơ thể, chúng có tiềm năng phân chia không hạn chế để bổ sung cho những tế bào khác đã bị tổn thương. Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cell - MSCs) là tế bào gốc trưởng thành được biệt lập từ những nguồn gốc khác nhau, chúng có thể biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau. MSCs có thể tự làm mới, có khả năng biệt hóa thành nhiều dòng tế bào. Nguồn gốc của MSCs là ở tủy xương, tổ chức mỡ và tổ chức cuống rốn. MSCs đã và đang được nghiên cứu một cách sâu, rộng về sinh học, tiềm năng áp dụng trong lâm sàng, trước hết là hiệu quả của MSCs trong điều trị bệnh, đặc biệt đối với các bệnh tự miễn, bệnh chủ kháng ghép, một số bệnh mãn tính khác và ung thư. Kết quả điều trị của MSCs phụ thuộc vào khả năng MSCs đi đến vị trí tổn thương từ di chuyển, kết dính, ghép vào tổ chức đích. Một số yếu tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị của MSC homing. Việc áp dụng tế bào gốc như là một biện pháp điều trị trong y học đang là vấn đề nổi bật, được nghiên cứu cả về nghiên cứu cơ bản, tiền lâm sàng và lâm sàng. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, đang được nghiên cứu, nên cần chỉ định điều trị đúng và sản phẩm phải được cấp phép theo luật định và rào cản chính là giá còn cao cũng như hiếm nguồn cung cấp tế bào gốc.

Xem file

Từ khóa: Tế bào gốc, tế bào gốc trung mô, lâm sàng, chức năng, điều trị bằng tế bào gốc