
Quy định đăng bài trên tạp chí
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hòa Bình đăng tải và công bố các bài viết, công trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu khoa học; trao đổi các nội dung có giá trị khoa học và thực tiễn; phương pháp tiếp cận các vấn đề khoa học mới; giới thiệu các thành tựu khoa học và kỹ thuật mới trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực kinh tế, quản lý, khoa học công nghệ, mỹ thuật ứng dụng, sức khỏe và một số lĩnh vực khác có liên quan của các nhà khoa học, nhà quản lý và cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên trong cả nước.Tạp chí xuất bản 03 tháng/ kỳ và phát hành rộng rãi trên toàn quốc.
I. Điều kiện đăng bài
1. Bài gửi đăng có nội dung phù hợp với tôn chỉ và mục đích hoạt động của Tạp chí, chưa đăng ở một ấn phẩm khác..
2. Bài báo đã thông qua phản biện; đã chỉnh sửa theo ý kiến (nếu có) của phản biện và của Ban Biên tập.
3. Bài báo đã được biên tập và được Tổng Biên tập duyệt đăng.
4. Đối với các bài báo không thông qua phản biện: được biên tập lại (nếu có) bởi các biên tập viên được phân công, được xác nhận lại của tác giả và được Tổng Biên tập duyệt đăng.
II. Thể lệ gửi bài
1. Bài viết có thể gửi trực tiếp tại văn phòng hoặc được gửi thông qua email của Tạp chí và phải tuân thủ theo quy định được hướng dẫn tại website của Tạp chí. Bài viết bằng tiếng Việt, soạn thảo trên Word, font Times New Roman (Unicode); cỡ chữ 12; trên khổ giấy A4; lề trên: 2,0 cm, lề dưới 2,0 cm, lề trái: 3,0 cm, lề phải: 2,0 cm; giãn dòng: 1,2.
2. Nội dung bài viết cô đọng, súc tích, theo cấu trúc của bài viết khoa học; không quá 10 trang đánh máy; trường hợp đặc biệt, Tổng Biên tập sẽ quyết định.
3. Cuối bài viết, ghi rõ họ tên, học vị, chức danh, địa chỉ liên hệ (có số điện thoại di động và hộp thư điện tử), đơn vị công tác để thuận lợi cho việc liên lạc trao đổi thông tin. Ban Biên tập không gửi lại tác giả bản thảo và các thông tin có liên quan nếu bài không được duyệt đăng và sẽ phản hồi qua thư điện tử lý do không được đăng.
4. Bài viết gửi đăng không đảm bảo các quy định về thể lệ theo (Phụ lục 2) thì Ban Biên tập có quyền từ chối và phản hồi lại tác giả qua thư điện tử.
5. Phiếu đăng ký nộp bài theo (Mẫu TC-01, Phụ lục 1).
6. Tòa soạn nhận bài viết của tác giả liên tục trong năm.
Địa chỉ gửi bài viết: Viện Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học Hòa Bình, số 8, Bùi Xuân Phái, Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024 3787 1901
Email: tapchikhcn@daihochoabinh.edu.vn
Phụ lục 1
MẪU THÔNG TIN TÁC GIẢ, PHẢN BIỆN BÀI BÁO
Mẫu TC-01: Thông tin tác giả
Tên tác giả thứ nhất: | In thường, không viết tắt | |
Đơn vị công tác: |
| |
Đồng tác giả: |
| |
Đơn vị công tác: |
| |
Học hàm/học vị: | Viết tắt trước tên tác giả | |
Đơn vị công tác: | Ghi đầy đủ chức danh và đơn vị công tác | |
Ngày gửi bài: | Ghi ngày gửi bài cho Tạp chí | |
Thông tin liên lạc: (Chỉ cần ghi của tác giả thứ nhất) | Địa chỉ: | Ghi cụ thể để Ban Thư ký gửi tặng Tạp chí |
Email: |
| |
Điện thoại DĐ: |
| |
Thông tin tài khoản (để chuyển khoản tiền nhuận bút - nếu có): | Tên tài khoản: |
|
Số tài khoản: |
| |
Tên ngân hàng: |
| |
Tiêu đề bài báo tiếng Việt | In hoa | |
Tiêu đề bài báo tiếng Anh | In thường | |
Tóm tắt bằng tiếng Việt | Không quá 160 từ | |
Tóm tắt bằng tiếng Anh |
| |
Số từ của bài báo: | Số từ của toàn bộ bài báo, không bao gồm tóm tắt, bảng biểu, phụ lục và chú thích hình ảnh | |
Ghi chú: |
|
Phụ lục 2
QUY ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ TRÌNH BÀY CỦA BÀI BÁO GỬI TỚI TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH
I. KẾT CẤU VÀ CÁC THÀNH PHẦN NỘI DUNG CỦA BÀI BÁO
1. Tên bài báo (Title)
Tên bài viết Tiếng Việt có độ dài vừa phải, thường từ 10 - 15 từ, phản ánh trực tiếp nội dung của bài báo. Tên bài báo phải viết chữ in hoa, cỡ chữ 14, in đậm, căn giữa trang. Tên bài báo bằng Tiếng Anh (Title): chữ in hoa, cỡ chữ 12, in đậm và nghiêng, căn giữa trang.
2. Tên tác giả và đơn vị công tác
- Tên tác giả (in đậm, căn lề bên phải, cỡ chữ 12), riêng tên tác giả liên lạc cần kèm theo hòm thư điện tử để thuận tiện cho việc liên hệ.
- Đơn vị công tác (in nghiêng, căn lề bên phải, cỡ chữ 12).
3. Thông báo thời gian tiếp nhận và xử lý bài báo
Gồm: Ngày nhận, Ngày nhận bản sửa, Ngày duyệt đăng.
4. Cấu trúc và Nội dung chính bài báo
Cấu trúc của bài báo/ công trình công bố gồm 08 phần: 1. Tên bài viết; 2. Tóm tắt bài viết; 3. Từ khóa; 4. Giới thiệu hoặc đặt vấn đề; 5. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu; 6. Kết quả và thảo luận; 7. Kết luận hoặc (và) khuyến nghị giải pháp; 8. Tài liệu tham khảo.
4.1. Tên bài viết (Title)
Tên bài viết cần phải ngắn gọn (không nên quá 20 từ), rõ ràng và phải phản ánh nội dung chính của bài viết.
4.2. Tóm tắt bài viết (Abstract)
Phần tóm tắt phải viết ngắn gọn thành một đoạn văn (tối đa 160 từ), phản ánh khái quát những nội dung chính trong bài viết và thể hiện rõ những kết quả, đóng góp, điểm mới của bài viết.
Đối với các bài viết tiếng Việt, tác giả được yêu cầu cung cấp thêm tên bài và phần tóm tắt (bao gồm cả từ khóa) dịch sang tiếng Anh và được trình bày ngay dưới phần tóm tắt tiếng Việt.
Tóm tắt bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh đều có cỡ chữ 11, chữ thường và in nghiêng, căn đều hai bên.
4.3. Từ khóa (Keywords)
Từ khóa là những từ được cho là quan trọng đối với nội dung nghiên cứu đặc trưng cho chủ đề của bài viết đó. Tác giả cần đưa ra 3 đến 5 từ khoá của bài viết theo thứ tự alphabet và thể hiện đặc trưng cho chủ đề của bài viết.
4.4. Giới thiệu hoặc đặt vấn đề (Introduction)
Phần giới thiệu (hoặc đặt vấn đề) cần thể hiện:
- Lý do thực hiện nghiên cứu này và tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu (có ý nghĩa như thế nào về mặt lý luận và thực tiễn);
- Xác định vấn đề nghiên cứu;
- Nội dung chính mà bài viết sẽ tập trung giải quyết.
4.5. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu (Literature review, Theoretical framework and Methods)
Nội dung phần này cần:
- Trình bày rõ tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan;
- Khung lý thuyết hoặc khung phân tích sử dụng trong bài viết;
- Tác giả có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính hoặc định lượng, hoặc cả hai tùy theo cách tiếp cận mà mình lựa chọn, trong đó cần thể hiện mô hình và các giả thuyết nghiên cứu (nghiên cứu định lượng) và/hoặc thiết kế nghiên cứu định tính, cũng như các phương pháp thu thập dữ liệu.
4.6. Kết quả và thảo luận (Results and discussion)
Phần này cần:
- Diễn giải, phân tích các kết quả phát hiện mới;
- Rút ra mối quan hệ chung, mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó;
- Đối với một số dạng bài viết mang tính chất tư vấn, phản biện chính sách, ý kiến chuyên gia... phần này có thể chỉ tập trung vào đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu (đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân...).
4.7. Kết luận hoặc (và) khuyến nghị giải pháp (Conclusions or/and policy implications)
Tùy theo mục tiêu nghiên cứu, các bài viết cần có kết luận và đưa ra giải pháp hay khuyến nghị cho các nhà quản lý doanh nghiệp và/hoặc các nhà hoạch định chính sách xuất phát từ kết quả nghiên cứu.
4.8. Tài liệu tham khảo (Reference)
Tác giả chỉ liệt kê các tài liệu đã trích dẫn trong bài viết. Các hình thức trích dẫn và trình bày danh mục tài liệu tham khảo được quy định cụ thể tại mục 3 Phần II thuộc Phụ lục 2.
Trên đây là các thành phần và cách trình bày chuẩn của một bài báo khoa học. Bài viết gửi đăng tạp chí bắt buộc phải có các thành phần 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8. Thành phần 5 không bắt buộc nhưng khuyến khích.
II. CÁC QUY ĐỊNH KỸ THUẬT TRÌNH BÀY
1. Quy định đánh số đề mục
Trong phần nội dung chính của bài viết, các đề mục lớn phải là chữ đậm, canh trái và được đánh số liên tục theo chữ số A-rập. Các tiểu mục cấp 1 (ví dụ: 2.1) là chữ đậm, in nghiêng, và các tiểu mục cấp 2 (ví dụ: 2.1.1) là chữ in nghiêng không in đậm.
2. Quy định trình bày bảng biểu, hình vẽ
Các bảng dữ liệu trình bày trong bài viết được ghi thống nhất là Bảng. Các bảng dữ liệu phải là định dạng bảng (table) trong phần mềm Microsoft Word.
Các đồ thị, biểu đồ, sơ đồ trong bài được ghi thống nhất là Hình. Các đồ thị/biểu đồ được xây dựng từ phần mềm Microsoft Excel thì tác giả cần gửi kèm file gốc excel của đồ thị/biểu đồ đó. Với các hình được làm bằng các chương trình đồ họa (Corel Draw, Adobe Photoshop…) thì tác giả đính kèm file gốc. Với các hình dạng ảnh (photo), yêu cầu là file JPEG, TIF có độ phân giải không dưới 300 dpi.
Các bảng, biểu, đồ thị và hình vẽ nên được trình bày đen trắng.
Các bảng và hình trong bài viết phải được đánh số riêng biệt và theo thứ tự liên tục bằng chữ số A-rập, số thứ tự được đặt sau từ "Bảng" hoặc "Hình" (ví dụ: Bảng 1, Bảng 2, Hình 1, Hình 2). Mỗi bảng/hình cần phải có tên tương ứng mô tả chính xác nội dung của bảng/hình. Số thứ tự và tên bảng /hình được đặt ở vị trí phía trên cùng của bảng/hình đó theo phương chiều ngang, chữ in đậm.
Các bảng/hình trong bài viết phải được viện dẫn nguồn. Nguồn được đặt dưới cùng của bảng/hình, chữ trình bày in nghiêng không in đậm.
Các ghi chú cũng cần được đưa vào để giải thích thêm cho bảng/hình trong trường hợp cần thiết.
3. Quy định trình bày trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảo
Trích dẫn tài liệu tham khảo là một yêu cầu bắt buộc đối với các nghiên cứu. Việc thể hiện các trích dẫn tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá độ chuyên sâu và tính nghiêm túc của nghiên cứu. Vì vậy, trích dẫn tài liệu tham khảo phải được trình bày đúng quy chuẩn.
Trích dẫn tài liệu tham khảo được chia làm 2 dạng chính: trích dẫn trong bài (in-text reference) và danh mục tài liệu tham khảo (reference list).
Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối cùng bài viết, mỗi trích dẫn trong bài viết (in-text reference) nhất thiết phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo.
* Trích dẫn trong bài (in-text reference) bao gồm các thông tin sau:
- Họ tên tác giả/tổ chức;
- Năm xuất bản tài liệu;
- Trang tài liệu trích dẫn (đối với trích dẫn nguyên văn).
Có 2 cách chủ yếu trình bày trích dẫn trong bài viết:
+ Trích dẫn nguyên văn: sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép và bắt buộc phải ghi cả số trang của nguồn trích.
+ Trích dẫn diễn giải: diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫu kiểu diễn giải thì không bắt buộc phải ghi số trang.
* Danh mục tài liệu tham khảo (Reference)
Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, được bắt đầu bằng tiêu đề "Tài liệu tham khảo", tiếp theo liệt kê tài liệu tham khảo (sách, bài báo, nguồn ấn phẩm điện tử…) được sắp xếp thứ tự Alphabet theo họ tác giả, tên bài viết/ấn phẩm không có tác giả. Chỉ liệt kê các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong bài.
4. Quy chuẩn cách viết cụm từ viết tắt, chữ viết hoa, định dạng ngày tháng, định dạng con số, ghi chú
4.1. Viết tắt
Từ ngữ, thuật ngữ, tên địa danh tiếng Việt không được phép viết tắt. Ví dụ: phải viết đầy đủ "Thành phố Hồ Chí Minh" chứ không viết "Tp HCM".
Từ ngữ, thuật ngữ và tên tổ chức bằng tiếng Anh được phép viết tắt, bao gồm cả tổ chức của Việt Nam có tên tiếng Anh. Các từ viết tắt chỉ được sử dụng sau khi chúng được tác giả giới thiệu sau cụm từ đầy đủ ở lần xuất hiện đầu tiên trong bài viết. Ví dụ: World Bank (WB) hoặc Small and medium-sized enterprises (SMEs), Tổng cục Thống kê (GSO),…
Các đơn vị đo lường thông dụng cũng được sử dụng ngay mà không cần giới thiệu. Ví dụ: km, cm, m.
Lưu ý: Đối với các thuật ngữ hoặc tên tổ chức có từ tiếng Việt tương đương thì có thể dùng từ tiếng Việt ở lần xuất hiện đầu tiên, sau đó chú thích viết tắt. Ví dụ: Ngân hàng Thế giới (WB); Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI);…
4.2. Chữ viết hoa
Các trường hợp điển hình bao gồm (nhưng không giới hạn):
- Tên các cơ quan tổ chức;
- Tên các cá nhân;
- Tên các tổ chức hay thể chế được dùng trong cụm từ mà nó có vai trò là tính từ bổ nghĩa thì không viết hoa. Ví dụ: Kinh tế nhà nước (ở đây không viết hoa từ "nhà nước").
4.3. Định dạng ngày tháng
- Định dạng ngày tháng tiếng Việt: ngày… tháng… năm…. Ví dụ: ngày 2 tháng 9 năm 1945 (không viết 2/9/1945);
- Định dạng ngày tháng tiếng Anh: tháng, ngày, năm (ví dụ: October, 3rd 2010).
4.4. Định dạng con số
Định dạng con số trong tiếng Việt: dấu phẩy (,) được biểu trưng cho nhóm dãy số thập phân; dấu chấm (.) biểu trưng cho phân nhóm các dãy số hàng đơn vị, hàng chục hàng trăm hàng nghìn…
Ví dụ: 200,233 đồng (được hiểu: 200 phẩy 233 đồng); 200.233 đồng (được hiểu: 200 nghìn 233 đồng).
Định dạng con số trong tiếng Anh: ngược lại với tiếng Việt: dấu phẩy (,) được biểu trưng cho phân nhóm các dãy số hàng đơn vị, hàng chục hàng trăn hàng nghìn…; Dấu chấm (.) biểu trưng cho cho nhóm dãy số thập phân.
4.5. Đơn vị đo lường
Sử dụng hệ metric phổ biến tại Việt Nam. Nếu tác giả sử dụng các đơn vị thuộc hệ khác thì cần quy đổi sang hệ metric. Ví dụ: Đoạn đường này dài 10 dặm (tương đương khoảng 16,1km).
4.6. Tên riêng
Tên riêng của cá nhân, tổ chức, quốc gia hay địa danh được viết theo chuẩn tiếng Anh, trừ trường hợp tên đó đã có cách phiên âm khác đang được dùng phổ biến. Ví dụ:
- Theo chuẩn tiếng Anh: Philippines, Malaysia, Myanmar,…
- Tên Hán - Việt: Pháp, Mỹ, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Luân Đôn, Bắc Kinh,…
- Phiên âm từ tiếng Nga: Gruzia (thay cho Georgia), Latvia (thay cho Lithuania)
4.7. Đơn vị tiền tệ
Viết đầy đủ tên đồng tiền bằng tiếng Việt ở lần xuất hiện đầu tiên, sau đó chú thích và viết tắt 3 chữ cái theo chuẩn quốc tế. Ví dụ: "Đồng Yên Nhật Bản (JPY) hôm nay tăng giá thêm 10%", hoặc "Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm giá đồng Việt Nam (VND) thêm 10%".
4.8. Ghi chú (notes)
Các ghi chú được đặt cuối bài viết, trước danh sách tài liệu tham khảo, được bắt đầu bằng tiêu đề "Các ghi chú". Mỗi ghi chú phải được đánh số theo thứ tự tăng dần (1, 2, 3,…) và phải tương ứng với số đánh ghi chú trong nội dung bài viết.
Các ghi chú phải ngắn gọn, chỉ sử dụng trong trường hợp thật cần thiết. Lưu ý: Không sử dụng ghi chú cuối trang (footnote).